Thông tin tuyển sinh Học Viện Ngoại Giao (DAV) năm 2025
Năm 2025, Học Viện Ngoại Giao dự kiến tuyển sinh theo 4 phương thức xét tuyển bao gồm:
- Phương thức 1: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Phương thức 2: Xét tuyển kết hợp dựa trên Kết quả học tập THPT và Chứng chỉ quốc tế/Bài thi chuẩn hóa năng lực quốc tế.
- Phương thức 3: Xét tuyển kết hợp dựa trên Kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 và Chứng chỉ quốc tế/Bài thi chuẩn hóa năng lực quốc tế.
- Phương thức 4: Xét tuyển dựa trên Kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Điều kiện xét tuyển
Ngoài các điều kiện chung theo quy định, thí sinh phải đáp ứng các điều kiện sau:
1) Tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, có tổng điểm xét tuyển và điểm ưu tiên khu vực và đối tượng đáp ứng ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Học viện Ngoại giao quy định trở lên, và không có môn thi nào trong tổ hợp xét tuyển có kết quả từ 1.0 (một) điểm trở xuống.
* Đối với phương thức xét tuyển này, Học viện Ngoại giao không sử dụng kết quả miễn thi môn ngoại ngữ; không sử dụng kết quả điểm thi được bảo lưu từ các kỳ thi Tốt nghiệp THPT, kỳ thi THPT quốc gia các năm trước để xét tuyển trong năm 2025; không cộng điểm ưu tiên thí sinh có chứng chỉ nghề.
Quy chế
Phương thức 4: Xét tuyển dựa trên Kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025
1) Điểm xét tuyển
Điểm xét tuyển (tối đa bằng 30) = A+B+C
Trong đó:
+ A: là tổng điểm 03 môn thi trong tổ hợp xét tuyển của Học viện;
+ B: là điểm khuyến khích của Học viện đối với thí sinh đạt giải Học sinh giỏi bậc THPT (nếu có) (Bảng 2);
+ C: là điểm ưu tiên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (nếu có)
>> Xem thêm mức điểm ưu tiên Học viện Ngoại giao TẠI ĐÂY
Danh sách ngành đào tạo theo phương thức Điểm thi THPT
1) Có điểm trung bình cộng kết quả học tập của 06 học kỳ lớp 10, 11, 12 đạt từ 8.0 trở lên;
2) Có một trong các Chứng chỉ quốc tế/Bài thi chuẩn hóa năng lực quốc tế còn giá trị sử dụng tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển sau đây:
Lưu ý:
+ Nếu thí sinh có các Chứng chỉ quốc tế/Bài thi chuẩn hóa năng lực quốc tế không được liệt kê ở trên, Hội đồng tuyển sinh sẽ xem xét và quyết định.
+ Học viện không chấp nhận các chứng chỉ có hình thức thi “home edition”
Phương thức 2: Xét tuyển kết hợp dựa trên Kết quả học tập THPT và Chứng chỉ quốc tế/Bài thi chuẩn hóa năng lực quốc tế
Điểm xét tuyển (tối đa bằng 30) = A+B+C+D
+ A: là điểm quy đổi Chứng chỉ quốc tế/Bài thi chuẩn hóa năng lực quốc tế (Bảng 1);
+ B: là tổng của điểm trung bình cộng kết quả học tập 02 môn khác môn Ngoại ngữ (phải có môn Toán hoặc Ngữ Văn) trong tổ hợp xét tuyển của Học viện của 06 học kỳ lớp 10, 11, 12.
+ C: là điểm khuyến khích của Học viện đối với thí sinh đạt giải Học sinh giỏi bậc THPT (nếu có) (Bảng 2);
+ D: là điểm ưu tiên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (nếu có).
Bảng quy đổi điểm chứng chỉ quốc tế/Bài thi chuẩn hóa năng lực quốc tế theo thang điểm 10
Danh sách ngành đào tạo theo phương thức Điểm học bạ
1) Tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, có tổng điểm xét tuyển và điểm ưu tiên khu vực và đối tượng đáp ứng ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Học viện Ngoại giao quy định trở lên, và không có môn thi nào trong tổ hợp xét tuyển có kết quả từ 1.0 (một) điểm trở xuống
Phương thức 3: Xét tuyển kết hợp dựa trên Kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 và Chứng chỉ quốc tế/Bài thi chuẩn hóa năng lực quốc tế
+ A: là điểm quy đổi Chứng chỉ quốc tế /Bài thi chuẩn hóa năng lực quốc tế (Bảng 1);
+ B: là tổng điểm 02 môn thi khác môn Ngoại ngữ (phải có môn Toán hoặc Ngữ Văn) trong tổ hợp xét tuyển của Học viện;
+ D: là điểm ưu tiên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (nếu có)
Danh sách ngành đào tạo theo phương thức Điểm xét tuyển kết hợp
Phương thức 1: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ Giáodục và Đào tạo